Ngôn ngữ học vỡ lòng: vai trờ / tư cách của từ vựng trong câu

1142

Trong những ngôn ngữ, vai trò của từ vựng trong 1câu thì quyết định như thế nào?

Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Phần Lan, tiếng Nhật, tiếng Việt.. Nhưng phân loại theo “cách quyết định vai trò của từ vựng” thì đá số là được bao gồm 3 nhóm.

Ngôn ngữ hòa kêt

Cách bạn đã học tiếng Anh ở trường rồi. Khi muốn nói TÔI thì tiếng Anh có 3từ nhỉ.

I, MY, ME

Tiếng Anh là nhóm 1 dược gọi là “Ngôn ngữ hòa kêt”. Thì chính từ vựng THAY ĐỔI, theo việc đó, vai trò từ vựng được quyết định. Đa số tiếng Châu Âu thì như vậy (đặc biệt là tiếng ngốc Latin xưa).

Khi muốn nói “tôi là”, “tôi làm” thì phải nói I chứ không phải là MY, ME. Khi muốn nói “cho tôi” thì phải nói ME, “của tôi” thì MY.

Và tiếng Anh thì VỊ TRÍ cũng quan trọng. I VOVE YOU hay YOU LOVE ME thì ý nghĩa khác nhau.

ngôn ngữ đơn lập

Vậy thì nhóm 2 là thế nào? Đó là “ngôn ngữ đơn lập” v.d. tiếng Trung Quốc, tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Miến Điện..

Nhóm 2 thì quan trọng là VỊ TRÍ. Từ vựng chẳng có thay đổi được. Khi nói bản thân mình bằng tiếng Việt, một tự cách là chủ ngữ thì TÔI, bên nhận động tác cũng là TÔI, nói về sở hữu cũng là TÔI. Không thay đổi TÔI , TÔY, TÔE như I, MY, ME tiếng Anh

Ngôn ngữ chắp dính

Vậy thì tiếng Nhật thì thế nào? Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Phần Lan… Thì thuộc nhóm 3 là “ngôn ngữ chắp dính”, quan trọng là TRỢ TỪ.

Tiếng Nhật, nói về bản thân mình là わたし. Từ nay không thay đổi như わたい, わたき, わたえ. Vai trò của từ thì thay đổi vơi thêm TRỢ TỪ. Chủ ngữ thì わたし”+が” hay わたし”+は”. bên nhận động tác thì わたし”+に”, sở hữu thì わたし”+の”, mục đích thì わたし”+を”… Tuy nhiên động từ, tính từ thì thay đổi như いく,いきます,いけば,いくと,いった,いって…

Tiếng Nhật thì VỊ TRÍ là không quan trọng nhiều. Trong khẩu ngữ, 赤いペンを取って và とって、ペン、赤いの cũng hiểu được.

những điểm phải lữu ý trong khi học tiêng….

Tôi thì lần đầu tiên học tiếng Việt bằng 1 cuốn sách hướng dẫn du lịch. Trong đó không có giải thích ngữ pháp. Chỉ viết là

「私にそれをください: cho tôi cái này 」

Nên một số thời gian tôi nhầm hiểu là “cho tôi” như là わたしに. Không biết sự quan trọng của VỊ TRÍ từ vựng. Kết quả, khi đi tiệm giặt đồ thì nói “cho tôi giặt” chứ không phải là “giặt cho tôi”. Khi đi nhờ người khác mua cái gì thì nói nhầm là “cho tôi mua” chủ không phải là “mua cho tôi”. Tôi cần một số thời gian để hiểu cấu trúc tiếng Việt chính xác của câu “cho tôi cái này” là “(tôi xin) (bạn bán) (cái này) cho / tôi (mua) cái này “.

Hiểu tiếng Việt thì phải biết trình tự của từ vựng. Hiểu tiếng Nhật thì phải biết trợ từ bổ nghĩa từ vựng khác.

Các bạn cố gắng lý giải các trợ từ nhé!